TOÀ GIÁM MỤC VĨNH LONG
103 đường 3 tháng 2
Vĩnh Long, Việt Nam
103 đường 3 tháng 2
Vĩnh Long, Việt Nam
“Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 11,25)
CÁO PHÓ
Tòa Giám Mục Vĩnh Long
trân trọng báo tin:
trân trọng báo tin:
ĐỨC ÔNG PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TÀI
(1947 – 2015)
Nguyên Giám Đốc Chương Trình
Đài Chân Lý Á Châu
(1947 – 2015)
Nguyên Giám Đốc Chương Trình
Đài Chân Lý Á Châu
- Sinh ngày 17-12-1947 tại Tập Ngãi - Rạch Lọp, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, thuộc Họ Đạo Rạch Lọp, Giáo Phận Vĩnh Long.
- Vào Tiểu Chủng viện Vĩnh Long năm 1958.
- Từ năm 1965 đến năm 1973: học Triết và Thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh PIO X Đà Lạt và tốt nghiệp tại học viện này với văn bằng Cử Nhân Thần Học.
- Ngày 19-12-1973: thụ phong Linh Mục tại Nhà Thờ Rạch Lọp.
- Từ năm 1974: Du học tại Đại Học Truyền Giáo - Roma và tốt nghiệp với văn bằng Tiến Sĩ Triết Học.
- Từ năm 1978 đến nay: phục vụ tại Đài Chân Lý Á Châu, Manila, Philippin
Được Chúa gọi về vào lúc 2 giờ 30 sáng Thứ Ba, ngày 21 tháng 4 năm 2015
Hưởng thọ 68 tuổi
Hưởng thọ 68 tuổi
- Nghi thức tẩn liệm vào lúc 15g00, Thứ Ba ngày 21 tháng 4 năm 2015 tại Nhà Hưu Dưỡng Linh Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
- Linh cửu Đức Ông Phêrô được quàn tại Nhà thờ Chính Toà Vĩnh Long,
- Thánh lễ An táng cử hành tại Nhà Thờ Chánh Tòa Vĩnh Long vào lúc 10g00 sángThứ Sáu ngày 24 tháng 4 năm 2015.
Sau Thánh Lễ An Táng linh cữu Đức Ông Phêrô được đưa về Nhà thờ Rạch Lọp. Ngài sẽ an nghỉ nơi phần mộ các Linh Mục trong khuôn viên nhà thờ Rạch Lọp - Giáo Phận Vĩnh Long.
Xin hiệp ý cầu nguyện cho Linh hồn Đức Ông Phêrô.
***
NHỚ CHA...
Con và Cha có duyên được sinh ra ở họ đạo nghèo của Vĩnh Long.
Sau những năm tháng thăng trầm của lịch sử, cha một nơi, con một nẻo. Vả lại, con là đứa con hoang đàng nên cũng ít có cơ hội gặp lại Cha. Con chỉ gặp Cha đôi lần có dịp cũng như sẻ chia những tâm tình, thao thức của Cha khi trở về với quê hương đất Việt.
Vẫn bình dị và dị rất là bình từ lời ăn tiếng nói cũng như cách ăn mặc, cách chi tiêu trong cuộc sống.
Một cuộc đời dài đăng đẳng ở trời Phi để giúp cho Giáo Hội trong âm thầm lặng lẽ, khi về già, Cha vẫn chọn cho mình một con đường khiêm hạ.
Những mối tương quan, những điều kiện lẽ ra có được với cương vị mà Cha cầm giữ suốt gần 40 năm cũng đủ để cho Cha có một nơi nghỉ dưỡng thật khang trang và đầy đủ như bao nhiêu người khác. Thế nhưng, vẫn âm thầm trong căn phòng nhỏ dưỡng bệnh của Hội Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán thân quen. Ít ai có thể nghĩ ra được một cuộc đời lớn như thế mà lại thầm lặng như thế. Đó là lối cha sống, cách cha chọn.
Như hành lý mang theo đến quê người đất khách gói ghém 20 ký hành lý trong tay thì khi trở về quê hương đất Việt cũng vậy! Như hành trang mà bà Cố gói ghém cho Cha như thế nào thì khi già bệnh cũng là như thế!
Nói như thế chứ không phải dễ sống bởi lẽ con người ai ai cũng muốn cho mình có chút gì đó để lại cho đời. Cha không nói gì nhưng Cha đã sống trọn vẹn cuộc đời dâng hiến cách khiêm nhu của Cha.
Đặc biệt, nhờ Chúa ban qua bà cố, Cha sở hữu một nụ cười rất đặc biệt. Cha không chỉ có "Tài" để mang Chúa đến cho mọi người qua con đường truyền thông nhưng Cha còn có cái "Tài" để cho mọi người đến với Chúa, đến với Cha một cách gần gũi nhất nhờ nụ cười và lối sống hiền hòa giản dị của một con người đặc sệt chất miền Nam.
Nhiều lần nhiều lúc có người này người kia quý mến cũng đã ngỏ ý và đã dành cho Cha những tấm chân tình để lo cho Cha về vật chất nhưng Cha vẫn lặng lẽ và không hề đòi hỏi cũng như chẳng bao giờ hưởng dùng. Đặc biệt, những ngày dưỡng bệnh, Cha vẫn vui vẻ để dùng những gì dành cho những người bình dị nhất.
Cha thật "Tài" trong cách đưa Chúa đến với mọi người và Cha cũng thật "Tài" để hướng dẫn chúng con sống khiêm nhu.
Qua Cha, bản thân con học được chút gì đó bài học và con đường khiêm nhượng mà Cha đã đi. Ngày còn trẻ, Thánh Phêrô đi đâu thì đi nhưng khi về già, Chúa mới chính là người dẫn Phêrô. Cha cũng vậy, giống như Thánh bổn mạng Phêrô, về già, Cha đã được Chúa dẫn đi theo con đường Chúa dành cách đặc biệt cho Cha trước khi Chúa gọi Cha về nhà Chúa.
Cha đã sống một cuộc đời đáng sống và đáng nhớ. Đáng sống vì lẽ Cha đã dâng hiến trọn vẹn cuộc đời phục vụ cho truyền thông cách âm thầm. Đáng nhớ vì Cha đã để lại cho chúng con gương mẫu của khiêm hạ hy sinh.
Cha đã đi rồi, chúng con nhớ Cha lắm! Chúng con nhớ nhất là lối sống bình dân giản dị của người nghèo miền sông nước Vĩnh Long.
Xin thắp nén hương lòng kính nhớ Cha và xin nhớ bài học khiêm hạ mà Cha đã để lại cho chúng con. Và, khi gần Chúa hơn, xin Cha cầu thay nguyện giúp để chúng con luôn bước theo Đức Kitô trên con đường khiêm hạ.
Cha Phêrô ơi! Chúng con, và bản thân con đây, nhớ Cha nhiều lắm!
Micae Bùi Thành Châu
Nguồn: Giáo phận Vĩnh Long
0 nhận xét :
Đăng nhận xét