Với tôi – hai từ “quê
hương” đặc biệt lắm các bạn ạ!
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo, cuộc sống của người dân quê tôi dường như chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên đất trời. Phía trước làng là đồng ruộng mênh mông, sau lưng làng là núi rừng heo hút; từ ngàn xưa, chính những cánh rừng bạt ngàn và đồng ruộng mênh mông ấy là nơi để cả làng chúng tôi bám víu, kiếm của ăn, và bản sắc có một không hai của làng cũng được gầy dựng từ đấy…
Tôi sinh ra ở một làng quê nghèo, cuộc sống của người dân quê tôi dường như chỉ phụ thuộc vào thiên nhiên đất trời. Phía trước làng là đồng ruộng mênh mông, sau lưng làng là núi rừng heo hút; từ ngàn xưa, chính những cánh rừng bạt ngàn và đồng ruộng mênh mông ấy là nơi để cả làng chúng tôi bám víu, kiếm của ăn, và bản sắc có một không hai của làng cũng được gầy dựng từ đấy…
Tôi lớn lên trong sự chở che của núi rừng, sự bao bọc của đồng
ruộng. Lương thực nuôi tôi lớn khôn chính là những thứ mà cha mẹ tôi vất vả kiếm
được từ đồng ruộng và cả những thứ anh chị tôi phải đổ rất nhiều mồ hôi để đổi
lấy từ núi rừng. Mà dường như tất cả người làng tôi đều lớn lên như vậy!
Hoàn cảnh khắc nghiệt thường rèn cho con người ta một nghị lực
phi thường, một tinh thần thép – tôi bắt gặp ở làng quê tôi những con người như
vậy. Các bạn biết không, những bài hát nâng niu giấc ngủ tuổi thơ tôi chính là
những tiếng kêu í ới, những lời kinh sáng, những bài hát “tự chế” của các chú,
các o gọi nhau đi hái củi, đi đốt than lúc mặt trời mới “ngáp ngủ”. Tôi còn nhớ
có những câu hò rất đặc biệt như: “Cục Tịnh – Cục Tịnh, đi chặt thông non, đốt
than đen sì – Cục Tịnh – Cục Tịnh”, hay câu: “sáng mai ăn cơm hấp khoai, lăn
trên Cụp Tịch lăn xuống, lăn xuống Khe Luội, ì í a tình buồn…”. Dù đến bây giờ, tôi sắp tốt nghiệp cử nhân Ngôn
ngữ học – tôi cũng chẳng thể hiểu hết được
ca từ trong những câu hò, những bài hát ấy, và tôi cũng chẳng có ý định tìm hiểu
chúng, vì theo như lời của mấy o mấy chú nói thì “ con nít không nên hiểu” -
tôi muốn mình mãi là con nít mà. Hì hì. Nói vui vậy thôi, chứ tôi biết tất cả
những câu hò, những tiếng gọi có một không hai ấy được sáng tác bởi những tác
giả đói khổ kiệt cùng, nhưng họ vẫn vui vẻ và luôn tràn đầy sức sống vì họ được
chở che bởi một người, người cha chung của làng tôi, hay nói đúng hơn là của HỌ
ĐẠO tôi – đó chính là Thánh An-tôn, vị Thánh được mọi người gọi với cái tên rất
thân thương là “ÔNG THÁNH HAY LÀM PHÉP LẠ”.
Tôi nhắc đến Thánh An-tôn vì Ngài là một
người cha, người thầy vĩ đại nhất của đời tôi. Ngài đã đồng hành, chở che và
nâng bước tôi từ nhỏ cho tới bây giờ. Thánh An-tôn đã chọn một vùng đất teo gầy
làm LINH ĐỊA, cứu giúp mọi người. Người người từ tứ phương chạy đến với Ngài để
cầu xin cho những nhu cầu khác nhau của cuộc sống. Người ta thường nói đùa,
Thánh An-tôn là vị Thánh chuyên tìm trâu tìm bò. Thật vậy, chính nhờ đời sống đẹp
lòng Chúa mà Ngài đã được Chúa ban cho quyền làm phép lạ, cứu giúp người lầm
than. Tôi nghĩ, hầu hết con cái Giáo phận Vinh đều biết và đã từng đến để kêu
xin với Thánh An-tôn tại Linh Địa Trại Gáo – chính là nơi mà tôi đã chia sẻ với
các bạn nãy giờ. Tuy nhiên, những điều tôi chia sẻ với các bạn chỉ là một góc
nhỏ trong bức tranh Trại Gáo của cách đây hơn mười năm - thời gian mà tôi còn
là một cậu bé ngây thơ và chỉ thích ăn kẹo.
Bây giờ, Trại Gáo đã trở thành trung tâm
hành hương của Giáo phận Vinh, cuộc sống của con người nơi đây cũng đã vận mình
theo thời đại. Tuy vậy, tôi và tất cả người dân quê tôi không thể quên những
ngày tháng khó khăn và những kỉ ức trước đây. Mỗi lần về quê, thỉnh thoảng tôi
vẫn nghe những người lớn tuổi ca mấy câu hò ngày xưa cho cháu con của họ nghe, và những lúc đó cảm xúc đặc biệt của
ngày xưa lại ùa về trong tôi…
Hình như tôi vẫn đang là con nít!!!
ANTÔN
TRẦN THUYẾT
12/8/2014
0 nhận xét :
Đăng nhận xét